Hiện nay việc sử dụng bát đĩa sứ trong mỗi gia đình là điều rất thông dụng. Nhưng ít ai biết rằng, nếu bạn mua phải đồ gốm sứ tráng men chì thủ công thì có thể gây nhiễm độc chì cho người sử dụng.

Nhìn quanh một lượt các chợ bán đồ bát sứ gia dụng chúng ta không khó có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều đồ gốm sứ với nhiều màu sắc sặc sỡ và đa dạng các loại khác nhau chủ yếu là đồ gia công và hàng trung quốc. Với giá của mỗi chiếc bát ăn cũng chỉ 3000 – 4000 đồng , trên thực tế mỗi chiếc bát sứ Hải Dương phải từ 10 – 12.000 đ chúng ta còn chưa kể đến đồ gốm sứ Minh Long thì mỗi bộ bát đĩa phải có giá đến vài trăm thậm trí vài triệu đồng. Những hàng trôi nổi kém chất lượng chỉ dùng được một thời gian là các họa tiết hoa văn thường có hiện tượng bong tróc men hay phai màu.
Table of Contents
1.Bát đĩa sứ càng nhiều màu sắc, hoa văn, nguy cơ nhiễm độc căng cao
Thật sự số ít người biết rằng, không phải tất cả các sản phẩm bằng sứ nào trên thị trường cũng đều tốt và an toàn cho người sử dụng cả. Đi kèm với giá rẻ là chất lượng của sản phẩm đó. Bát đĩa sứ giá rẻ thường dùng 1 thời gian là các họa tiết hoa văn thường có hiện tượng bong tróc men hay phai màu.
Đặc biệt đáng lo ngại hơn là những sản phẩm bát đĩa sứ rẻ có nhiều màu sắc sặc sỡ. Hoa văn lộng lẫy đủ loại màu sắc thường thu hút và hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh vẻ ngoai hoa mỹ đấy là ẩn chứa chất chì và cadminium. Khi sử dụng về lâu dài có thể khiến cơ thể người sử dụng bị nhiễm độc.

Men chì khi sử dụng trong sản xuất gốm sứ có thể mang lại cho sản phẩm vẻ ngoai bắt mắt, màu sắc rực rỡ, bề mặt bóng đẹp. Tuy nhiên do các sản phẩm này có khả năng chống mài mòn nên bát đĩa sứ này sau khi sử dụng dễ bị mòn men, màu sắc hoa văn, họa tiết bị nhạt. Khi đó các sản phẩm như bát, đĩa,.. chúng nghiễm nhiên sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm vì lượng chì thoát ra rất nhiều và ngấm vào thức ăn.
Trên thực yế, nguy cơ người tiêu dùng bị nhiễm độc này rất dễ sảy ra đặc biệt là các sản phẩm bát, đĩa sứ rẻ tiền. Được sản xuất ở các lò sản xuất đồ sứ thủ công. Bởi vì những cơ sở thủ công này quy trình sản xuất thường không đạt chuẩn và đảm bảo an toàn.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, do chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người và ít bị thải loại. Do đó dù có lượng chì nhiễm độc từ bát đĩa trong mỗi bữa ăn là rất nhỏ. Tuy nhiên nếu bản thân mỗi người sử dụng lâu dài cũng có thể gây ra những tổn thương khá nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Như các tổn thương về thần kinh, thận, biến chứng tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2.Tip chọn bát đĩa sứ an toàn, chất lượng
Để hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm độc chì từ các sản phẩm kém chất lượng. Người tiêu dùng cần chọn sản phẩm đồ sứ trơn một màu. Ít hoa văn và không quá bóng loang. Trong trường hợp bạn thích những sản phẩm có nhiều hoa văn thì bạn có thể tự kiểm tra chúng. Bằng cách dùng tay sờ vào hoa văn. Hàng tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì hoa văn chim dưới lớp men, khi sờ tay vào thì không bị cộm, nhám.

Hạn chế sử dụng bát đĩa tráng men màu trong lòng bát. Khi thấy bát đĩa của bạn sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc là rạn thì nên mua bát mới.
3.Cách bảo quản bát, đĩa sứ
Không dùng trực tiếp bát đĩa sứ để làm chín thức ăn trong lò vi sóng vì nhiệt độ trong lò làm chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn. Không tin sử dụng để dưa chua hoặc các món muối trong đồ gốm, sứ. Mà chúng ta nên để trong lọ thủy tinh. Hãy mua sản phẩm có nguồn gốc xuất rõ ràng uy tín. Quy trình sản xuất đảm bảo, có ghi rõ hàm lượng chì.
Bên cạnh những lưu ý trên, người tiêu dùng khi mua một số sản phẩm gia dụng như bát đĩa sứ, nên thử để kiểm tra độ nung của bát và kim loại nặng độc có thể đang tồn tại trong bát, đĩa.
Một số cách mà bạn có thể thử như sau: Ngâm bát, đĩa sứ vào trực tiếp dung dịch giấm ăn đậm đặc, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm bị đổi màu thì không nên dùng. Hoặc bạn có thể đổ một ít nước vào chỗ không tráng men ( đế bát) nếu hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt độ. Nếu bát của bạn không hút nước thì đó là bát tốt, có nộ nung đạt tiêu chuẩn.
Ngoài những điều đó ra có một cách khác để kiểm tra nhiệt độ nung là bạn có thể sử dụng vật dụng gõ trực tiếp vào sả phẩm. Nếu tiếng kêu lên trong, ngân vang và gần giống với kim loại thì là đồ tốt. Nếu tiếng vang lên đục, nặng thì nhiệt độ nung của sản phẩm thấp.
Không nên rửa bát, đĩa sứ bằng máy rửa bát
Không nên sử dụng máy rửa chén bát mà mọi người có để rửa những Đồ dùng bằng gốm sứ, đặc biệt là bát, đĩa sứ có hoa văn trang trí sặc sỡ sẽ khiến màu của bát dễ bị phai. Thật sự máy rửa chén bát không thích hợp để rửa những đồ dùng bằng thủy tinh. Nếu để cốc, chén… bằng thủy tinh bị sứt mẻ thì nghiễm nhiên không có cách nào khác là phải bỏ đi. Vì vậy chúng ta nên cẩn thận hơn và bớt chút thời gian để rửa bát đĩa sứ bằng tay. Nên nhớ rửa bằng nước rửa chén cho thật sạch và sáng bóng.
Chú ý:
– Khi đánh, rửa bát, đĩa sứ bạn cần phải thật nhẹ nhàng, hạn chế tối đa va chạm, cọ sát. Nếu không rất dễ bị vỡ và sứt mẻ, rạn nứt.

– Để làm sạch bát, đĩa sứ hay các vật dụng bằng sứ khác, bạn có thể dùng giẻ thấm xà phòng, tro mịn hoặc mùn cưa để cọ rửa. Tuyệt đối không chà rửa bát, đĩa sứ với cát, dụng cụ rửa chén bằng kim loại hoặc bằng nhựa cứng. Nếu không, nước men của bát sẽ bị trầy xước, các đường vàng kim nhũ trên bát đĩa sứ dễ bị bong, tróc.
– Ngoài điều đó ra, bạn cũng không nên sử dụng chanh, giấm, khế hay các loại axit khác để chùi rửa bát, đĩa sứ. Vì axit sẽ làm mờ màu sắc và các họa tiết lớp men trên sản phẩm.
Rửa bát đĩa sứ bằng nước ấm
Nên rửa bát, đĩa sứ bằng nước ấm hoặc bằng nước rửa (có tính chất tẩy rửa nhẹ) để hạn chế việc bát, đĩa bị ảnh hưởng sau quá trình tẩy rửa thấp nhẫn. Bạn có thể cẩn thận hơn, bạn nên để đồ dùng vào trong chậu nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ trong trường hợp đồ dùng bị trượt khỏi tay. Rửa lại lần thứ 2 hoặc 3 với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm để lau khô trước khi cất.

Lưu ý khi bảo quản đồ gốm:
– Không nên sử dụng vải có thấm nước Javel để rửa sạch đồ dùng hoặc đồ vật trang trí bằng bằng gốm hay bát đĩa sứ hiện đại. Chúng sẽ bị xước dài.
– Với chai, lọ trước khi rửa cần phải vứt bỏ nút, nắp (nếu có). Vì khi bị bẩn chúng rất dễ bám chặt vào miệng chai và nếu để lâu sẽ khó tháo ra được.
– Để rửa sạch tận đáy chai, lọ nên dùng xơ mướp hay que chuyên cọ rửa để rửa sạch. Nên nhớ chọn que rửa đủ độ dài để cọ được tận đến đáy.
Hãy là một người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn các sản phẩm liên quan gian tiếp đến sức khỏe như bát, đĩa,… Trên đây là một số điều mà giadungiris muốn mang đến cho các bạn để các bạn hiểu rõ hơn tác hại cũng như cách bảo quản đồ sứ trong nhà mình. Đừng quên coment những điều mà bạn thắc mắc hoặc nhận xét của bạn về Iris nhé. Nếu bạn muốn tư vấn hay hỏi đáp những vấn đề khác thì hãy liên hệ với iris, Iris dẽ giải đáp các vấn đề mà bạn đnag gặp phải.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Chúc bạn một ngày tốt lành!